DOANH NGHIỆP ĐƯỢC THÀNH LẬP TỐI ĐA BAO NHIÊU CHI NHÁNH ?

DOANH NGHIỆP ĐƯỢC THÀNH LẬP TỐI ĐA BAO NHIÊU CHI NHÁNH ? 1

1. Doanh nghiệp được thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 44 và khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh của doanh nghiệp được quy định như sau:

– Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.

Theo đó, pháp luật không giới hạn số lượng chi nhánh mà một doanh nghiệp được thành lập. Tùy vào khả năng và nhu cầu kinh doanh mà doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập chi nhánh với số lượng phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lựa chọn thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài.

2. Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh thực hiện như sau

Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh

Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh gồm các giấy tờ sau:

– Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký

– Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện

+ Đối với cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

+ Đối với cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;

– Một số giấy tờ khác (nếu cần thiết)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *